Ấm Tử Sa là một loại trà cụ
thân thuộc với người uống trà,là một thành phần không thể thiếu được trong bộ
trà cụ của người sành trà chẳng thế mà các cụ nhà ta đã có câu : “ Nhất nước –
Nhì trà – Tam Pha – Tứ ấm “.
Càng về
sau Ấm Tử Sa ngày càng được những người yêu trà tin dùng do những đặc tính rất
đặc biệt của đất tử sa mà chỉ vùng Nghi Hưng mới có. Đó là đặc tính thẩm thấu hương trà,càng dùng lâu thì pha trà càng ngon nhất
là nếu chỉ dùng một ấm pha duy nhất một loại trà , ngoài ra Ấm Tử Sa còn có khả
năng giữ trà lâu bị mốc nếu quên không đổ trà trong ấm. Ấm Tử Sa còn có những đặc
tính quan trọng khác nhưng là do các nghệ nhân làm ấm tạo nên như : dòng chảy tốt
và mềm như lụa, nắp ấm khít không làm bay hương trà và nước trà không bị nhỏ ra
khỏi miệng ấm, nhiều kiểu dáng phong phú phục vụ tốt cho nhiều sở thích thẩm mỹ
khác nhau . Dưới đây mình xin giới thiểu về một số ấm tử sa rất được mọi
người ưu thích.
1. Ấm
Tây Thi
Nguồn
gốc ấm ” Tây Thi Quai Ngược ” Ấm Tây Thi vốn có tên gọi là ấm
Văn Đán.Ấm Văn Đán cách điệu cao nhã nên có thêm “Tây thi Nhũ.” Tức nói lên
hình tượng ấm tựa như bầu ngực bầu bĩnh phong mãn của nàng Tây Thi . Đích thực
là vậy,núm nắp tựa nhũ đầu, vòi ngắn xinh xinh, quai ngược ( quai lớn dần từ
trên xuống dưới), nắp ấm được cắt ngang từ thân ấm,đáy ấm bằng phẳng với nền,trung
tâm đáy thu vào trong.
Người
đời sau thấy tên ” Tây Thi Nhũ” hơi khiếm nhã, nên được sửa lại là ” Tây Thi
Quai Ngược”. Người làm ấm tây thi quai ngược là nghệ nhân rất nổi tiếng Đời Thanh tên ”
Từ Hữu Tuyền”.
![]() |
Ấm tử sa Tây Thi |
2. Ấm
Châu Bàn
Nguồn
gốc ấm “Châu Bàn “ Trần Mạn Sanh có sở thích đọc
sách về đêm, mỗi lần cầm kiện cho đến đêm khuya mệt mỏi thì lại phẩm trà cho ấm
lòng, đôi lúc nhắm mắt tịnh tư suy nghĩ : “Thập niên hàn xướng vô nhân hiểu Nhất cử thành danh thiên hả
tri “ Mà trong sự cam khổ ấy chỉ có tự mình mới thấu hiểu được,huống hồ phận làm
quan xử thế đôi lúc vì tự toàn mà tự miễn cưỡng làm khó mình.Suy tư bất miễn ảo
não thất vọng dâng trào,bèn đứng dậy bước chậm vài bước,tình cờ thấy chiếc la
bàn trên chiếc bàn nhỏ, tùy hứng tiện tay cầm chơi, thấy kim chỉ nam của la bàn
quay thì ông cũng quay theo,nhưng sau cùng như một,chỉ theo một hướng. Mạn Sanh cảm thán: tuy la bàn ngoại hình tròn nhưng kim kiên chỉ hướng,khúc
trực hợp nhất đó cũng là đạo làm người. Nên Mạn Sanh lấy la bàn làm ý tưởng để
vẽ ấm và đặt tên là ” Châu bàn”. Ấm tròn nhưng chứa tính cương, ẩn ý thái cực,hữu
hình mà vô tận,hào phóng vững vàng. Cổ nghiêng miệng ấm bằng,nắp bằng
khúc cạnh núm dẹp,trong cương có nhu, tiêu nhiên thoát tục. Ngụ ý rằng trong đối
nhân xử thế, khoan dung độ lượng,năng khuất năng triển, tam tư mà hành sự,vuông
tròn như một.
![]() |
Ấm tử sa Châu Bàn |
3. Ấm
Thủy Bình
Câu
chuyện về ấm ” Thủy Bình “ Vào giữa đời nhà Minh,Đại Minh
rất thịnh hành về phẩm trà,nên các loại ấm nhỏ mới được sử dụng rộng rãi,vậy là
ấm thủy bình ra đời nhưng cũng chỉ trong 1 trình độ kĩ thuật nhất định.Cũng vào
lúc đó,tại Phúc Kiến Quảng Đông cũng rất thịnh hành “Công Phu Trà” , mỗi khi uống
trà,bên trong ấm bỏ rất nhiều lá trà, chỉ dùng nước sôi để pha.Lá trà nở,vòi bị
nghẹn,nước trà không chảy ra được.nên cần phải để ấm trong 1 cái tô lớn,dùng nước
sôi tôi lên ấm,đến khi sắp đầy tô thì ấm trà nổi lềnh bềnh trên nước nóng.như
thế nước trà mơí rót dc ra.Để được như vậy thì kĩ thuật làm ấm phải cực kì tinh
xảo.nguyên liệu đất làm quai và vòi ấm có trọng lượng và kích thước tương ứng.
![]() |
Ấm tử sa thủy bình 3 chân |
Ấm nỗi
lênh đênh trên mặt nước mà không bị nghiêng ngã,đó là lí do tại sao người ta đặt
tên ấm là Thủy Bình. Ấm Thủy Bình được xem là tiêu biểu nhất của ngày xưa phải
nhắc đến ấm Thủy bình của Huệ Mạnh Thần. Tuy nhiên hiện nay có nhiều ấm
không nổi thăng bằng nhưng vẫn được gọi là ấm dáng thủy bình do có những đặc điểm
về hình dáng của ấm thủy bình .
![]() |
Ấm thủy bình nổi cân đối trên mặt nước |
4. Ấm
Ngư Hóa Long
Câu
chuyện về Ấm ” Ngư Hóa Long “ Ấm Ngư Hóa Long là loại ấm
truyền thống điển hình,có ý ” Ngư vượt long môn”. Mỗi nghệ nhân chế
ấm Ngư Hóa Long đều có 1 phong cách và cách nhìn riêng. Như Nghệ nhân “Đường Phụng
Chỉ ” chế ấm tiểu Ngư Hóa Long vào thời dân quốc thì núm nắp tạo hình quyển
vân,thân ấm đắp gợn sóng nhẹ,đầu rồng vươn ra ngoài sóng,đuôi rồng cuốn vòng về
phía sau tạo thành quai ấm. Quai ấm có vảy rồng được khắc tinh tế. Còn “Thiệu Đại Hanh”,đại sư chế ấm đời Thanh thì đắp thân ấm gợn sóng theo
từng lớp từng lớp. Nghiêng về tính lập thể mạnh,đầu rồng vươn ra trong sóng cuồn
cuộn nhưng không có long chảo ( chân rồng),núm nắp đắp hình sóng. Đầu rồng con
ngắn và to được bọc trong nắp,có thể dịch chuyển ra vào. Còn nghệ nhân “Hoàng Ngọc lân ” cũng có phong cách riêng của mình,ông chế
thân ấm gợn sóng,không mạnh về lập thể,nửa thân rồng vươn ra ngoài sóng,long chảo
được đắp khắc hiện rõ.núm nắp thì có hình quyển vân (cuốn mây),đầu rồng con lộng
trong nắp thì nhỏ hơn.
![]() |
Ấm tử sa Ngư Hóa Long |
Ấm Ngư
Hóa long được các nghệ nhân nổi tiếng chế tác theo phong cách khác nhau. Đặc điểm
mỗi người mỗi ý.nhưng đều cực kì công phu và tinh xảo,sức sống mạnh liệt,sinh
khí cuồn cuộn.
![]() |
Ấm Ngư Hóa Long đất Lam Chu |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét